Tuy chưa có con số thống kê cụ thể về số trẻ bị sâu răng số 6 hàm dưới, nhưng theo các bác sĩ phòng khám Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt Kimhospital , đã có rất nhiều trẻ bị sâu răng số 6 hàm dưới đến bệnh viện điều trị.
Răng số 6 hàm dưới dễ bị sâu khi mọc sớm nhất
Theo bác sĩ, răng số 6 hàm dưới là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất từ lúc trẻ được 6 tuổi. Chính vì mọc sớm nhất nên răng này có nhiều nguy cơ bị sâu nhất. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sâu răng là do vệ sinh răng miệng kém. Lúc đã bị sâu nặng các bác sĩ chỉ còn cách nhổ bỏ răng này. Đây là một điều rất thiệt thòi cho bệnh nhân vì những răng này có chức năng nhai quan trọng nhất trên cung hàm. Việc nhổ bỏ răng này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm cho các răng còn lại có khuynh hướng xô, lệch, nghiêng, xáo trộn khớp cắn, chức năng nhai giảm.
Có trường hợp bệnh nhân đã phải nhai một bên, trong lúc đó bên không nhai đóng vôi răng gây hư cả hàm. Cũng do không nhai lâu ngày, cơ và xương hàm bên không nhai kém phát triển làm lép mặt bệnh nhân. Tình trạng rối loạn khớp cắn kéo dài còn dẫn tới rối loạn khớp thái dương hàm (hội chứng Sadam) với những triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, ù tai...
Bác sĩ Xuân Hòa nhấn mạnh, nhổ những chiếc răng sâu số 6 hàm dưới là một công việc rất dễ dàng đối với các bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hơn là để bảo đảm sức nhai phải bảo tồn những chiếc răng này, vì nó là những răng trọng điểm.
Cách bảo tồn răng số 6 hàm dưới khỏi bị sâu
Bác sĩ cho biết: Hiện nay thực hiện biện pháp chữa tủy và phẫu thuật cắt chóp để bảo trì răng số 6 đến mức tối đa. Khi bắt buộc phải nhổ răng này, bác sĩ sẽ khôi phục răng đã nhổ bằng biện pháp phục hình răng giả, còn trong trường hợp chưa làm được răng giả sẽ cho bệnh nhân đeo bộ giữ khoảng cách để tránh xô đẩy giữa các răng.
|
Cần bảo vệ răng số 6 hàm dưới khỏi bị sâu |
Bác sĩ khuyên phụ huynh cần cảnh giác để tránh nhầm răng số 6 với răng sữa. Cần lưu ý là khi trẻ được 2 tuổi thì tất cả các răng sữa đều đã mọc. Do vậy, những răng mọc sau 2 tuổi đều là răng vĩnh viễn. Việc vệ sinh răng miệng và phát hiện bệnh ở răng số 6 cần phải được quan tâm số một, chỉ thấy răng số 6 có một vết đen nhỏ, các bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở chuyên khoa. Không để trẻ ăn kẹo, bánh nhiều vào buổi tối và phải đánh răng trước khi đi ngủ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét