Trước đây em bị sâu răng hàm số 6 và đã đi trám răng. Nhưng bây h răng e bị sâu nhiều hơn, gây đau nhức. Em muốn nhổ răng hàm dưới (răng số 6) nhưng tham khảo các thông tin trên mạng thì thấy việc nhổ răng hàm số 6 là không tốt. Hiện e còn 3 chiếc răng khôn đang mọc. Vậy nếu e có nên nhổ răng hàm dưới răng số 6 thì có sợ bị ảnh hưởng nhiều không và e nên làm như thế nào thì tốt vì hiện tại răng e đang bị sâu, đau và gây khó chịu vì mùi hôi.
Trả lời:
Chào em,
Không chỉ răng số 6 mà đối với bất kỳ răng nào cũng không nên 'hễ đau là nhổ'! Trong điều trị nha khoa hiện đại, nhổ răng là một việc mà các bác sĩ cần phải cân nhắc rất kỹ trước khi ra chỉ định có nên nhổ bỏ hay không. Bởi vì, để trồng mới lại một răng bị mất thường gây tốn kém rất nhiều cho bệnh nhân, cả về thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại đây.
Điều trị để bảo tồn là mục đích tiên quyết mà cả bác sĩ và bệnh nhân phải hướng tới. Chỉ nhổ răng khi răng đã bị tổn thương nặng nề, gây nhiễm trùng, không thể giữ lại được. Và khi bắt buộc phải nhổ răng, thì với kỹ thuật của nha khoa hiện đại ngày nay, không chỉ răng số 6 mà đối với bất cứ răng nào cũng đều không gây tổn hại và nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân.
>> Nhổ răng hàm có nguy hiểm không
|
có nên nhổ răng hàm dưới răng số 6-Những răng sâu lớn như thế này vẫn có thể điều trị để bảo tồn, không nên nhổ bỏ |
Sâu răng là một bệnh phá hủy những mô cứng của răng, có diễn biến theo thời gian. Giai đoạn đầu của bệnh sâu răng, men răng bị phá hủy; theo thời gian vi khuẩn sâu răng phá hủy đến ngà răng và nặng nhất là đến tủy răng. Giai đoạn cuối cùng của răng sâu là toàn bộ răng bị phá hủy, chỉ còn lại chân răng. Em có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về diễn biến của bệnh sâu răng tại đây nhé.Trường hợp cụ thể của em, em nói răng bị sâu, đã trám rồi, nay bị sâu lại. Đó là tình trạng sâu răng tái phát. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do miếng hàn bị hở hoặc bị bong ra làm cho mô răng (phần mô răng đã bị tổn thương do sâu trước đây) tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng.
Đây là một tình trạng thường gặp và rất đáng tiếc và đáng trách. Đáng tiếc là nếu răng sâu đã được trám rồi và được giữ gìn tốt thì hoàn toàn có thể trở về trạng thái tốt như răng bình thường. Đáng trách, nếu do bác sĩ thao tác không đúng kỹ thuật làm cho miếng hàn bị hở, bị bong ra trong quá trình sử dụng; đáng trách là do quá trình giữ gìn, chăm sóc răng miệng của bệnh nhân không tốt.
Theo như tình trạng em miêu tả thì chiếc răng này của em nhiều khả năng vẫn có thể điều trị để bảo tồn, không nên nhổ bỏ. Em thấy hôi miệng là do đồ ăn bị mắc, đọng vào trong hố sâu. Em thấy đau nhức bởi vì tủy răng đã bị nhiễm trùng.
Trong trường hợp này, em sẽ được điều trị tủy răng. Điều trị tủy răng là một điều trị phức tạp, mất nhiều ngày điều trị. Nhưng chỉ ngay sau ngày điều trị đầu tiên, em sẽ thấy hết đau hoặc đỡ rất nhiều. Cũng ngay trong ngày điều trị đầu tiên này, răng của em sẽ được làm sạch và hàn tạm lại. Ngay sau khi làm sạch và hàn tạm, em sẽ thấy hơi thở mình thơm tho trở lại.
Sau khi điều trị tủy răng kết thúc, răng em sẽ được bọc mão răng sứ để đảm bảo độ bền chắc bởi vì, răng sau khi đã điều trị tuỷ sẽ bị giòn, dễ vỡ và giảm tuổi thọ đi rất nhiều nếu không được bọc mão răng sứ!
Sâu răng là một bệnh có thể phòng ngừa. Em có thể tham khảo thêm thông tin và sâu răng tại đây để có thể giữ gìn cho những răng còn lại tốt hơn.
|
Tư vấn có nên nhổ răng hàm dưới răng số 6 |
Trong giới hạn của một bài Tư vấn, chúng tôi chỉ có thể cung cấp cho em những thông tin và một vài lời khuyên như vậy. Tại Hà Nội, em hãy đến khám tại một trung tâm nha khoa uy tín hoặc bệnh viện có chuyên khoa về để được khám và tư vấn cụ thể, chính xác hơn nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét